Việt Nam có văn hóa riêng không?

Việt Nam có văn hóa riêng không?



Câu hỏi trên được hỏi bởi 1 thành viên trên Quora, mình thấy khá là troll tuy nhiên nhận được câu trả lời rất có tâm từ Tim Tran – 1 người Việt gốc Hoa, yêu thích văn hoá Đông Á và Disney.


Rất cảm ơn bạn 陳福暉 đã dịch bài viết hay ho này trên Quora Việt Nam. Mình có xin phép bạn í đăng lên blog để mọi người “tìm kiếm chút kiến thức hay ho” để làm giàu cho tâm hồn và tự hào người Việt Namcũng có bản sắc riêng.

Tôi cảm thấy như đang bị xúc phạm ấy, thực sự, tôi là một người Việt gốc Hoa và nghiên cứu về các nền văn hoá Đông Á.



Nói Việt Nam không có văn hóa vì vay mượn Trung Hoa chẳng khác gì nói Nhật Bổn và Triều Tiên là không có nền văn hóa riêng vậy. Các lớp Hòa Phục (Wafuku / Kimono , Trans) xuất hiện ở Trung Quốc trước Nhật Bản, và người Việt thì mặc tới 5 đến 6 lớp mỗi ngày khi xưa. Nhật Bản không phải là duy nhất, và Việt Namcũng có rất nhiều phong cách khác nhau mà chỉ Việt Nam, văn hoá Việt Nammới có. Nói những bộ trang phục này giống như là Hán Phục (Hanfu) chẳng khác gì nói Hanbok là một với Yêu Quần (Aoqun); và Wafuku là Khúc Cứ (Quju) vậy.

Nào, giờ ta đi liệt kê nhé?

1. Người Việt, ở mọi tầng lớp, độ tuổi và giới tính (?) thì đã từng nhuộm răng đen.



Chỉ một vài bộ phận người ở miền Nam Trung Hoa làm như thế. Ở Việt Nam, nhuộm răng đen là biểu tượng của sắc đẹp, thậm chí, các vị hoàng đế cũng đã từng làm vậy. Không nhuộm răng cũng không khác mấy với việc chẳng mặc quần chíp ngày nay.

2. Người Việt, ở mọi tầng lớp, độ tuổi và giới tính thì đã xăm mình suốt thời đại nhà Lý và Trần.
Trong khi đó thì ở Trung Quốc, xăm mình là phạm tội và quý tộc Nhật Bản cũng chẳng xăm mình luôn. Ở Việt Nam, hình xăm được coi như một điều kiện bắt buộc để trở thành một vị quan trong triều đình, và các vị hoàng đế là người duy nhất có thể xăm mình hình rồng.



Và đương nhiên, nhà Minh đã đến và loại bỏ suy nghĩ đó của người Việt, và hình xăm từ khi đó trở thành một điều cấm kỵ.

3. Người Việt, ở mọi tầng lớp, độ tuổi và giới tính đều ăn trầu.



Đôi môi đỏ từ việc ăn trầu đã từng là biểu tượng của sắc đẹp, và trầu cau ngày trước đã được sử dụng làm của hồi môn. Và dĩ nhiên, các vị hoàng hậu cũng ăn trầu.

4. Người Việt, ở mọi tầng lớp, độ tuổi và giới tính thích đi chân đất hơn.
Đi chân đất khá là dễ chịu và tiện lợi cho người Việt. Các vị quan dưới chính quyền phong kiến trước nhà Nguyễn đều bước vào chầu triều bằng chân đất. Hoàng đế và Hoàng hậu đều thích đi chân đất cho tiện vào những ngày thường.


Dĩ nhiên là họ có đi giày chứ, nhưng chỉ trong những dịp quan trọng thôi.

5. Nói đến giày dép, giày dép của phụ nữ Việt Namrất đặc biệt bởi nó để lộ đế.
Chẳng giống của người Trung Hoa, bó chân và coi đó là tiêu chuẩn của sự đẹp đẽ; phụ nữ Việt khá tự hào về việc để lộ ra đôi chân của mình. Chân càng đẹp, thì bạn càng xinh. Vì thế nên những đôi guốc để lộ đế là có mục đích cả. Và vì người Việt thích đi bộ chân đất, họ không có tục bó chân.


6. Kiểu tóc của mỗi triều đại đều khác với Trung Hoa.
Ở thời Lý và Trần, mọi người rất thích cắt tóc ngắn và đối với đàn ông thì là cạo trọc, thường là với mục đích tôn giáo (Phật giáo), không giống với người Trung Hoa, nuôi tóc dài và búi lại theo nghi thức của đạo Khổng.

Người Việt cũng có nuôi tóc dài và búi lại, nhưng không phổ biến như để tóc ngắn. Thời Lê, cả đàn ông và phụ nữ lại thích kiểu tóc xõa dài. Tóc càng dài và càng mượt thì bạn càng đẹp, đàn ông cũng thế luôn. Vì thế nên họ để tóc cực dài, thậm chí còn chạm hẳn xuống đất nữa.




Điều này thì trái hẳn với phong tục của người Hán, không bao giờ để xõa tóc. Trong khối văn hoá Đông Á, chỉ những người Nhật thời Heian và thời Lê của Việt Nam để tóc xoã như thế, trong khi người Triều Tiên và Hán thì lại búi tóc lên. Thời Nguyễn thì lại ưa chuộng búi tóc và đội khăn xếp hơn. Loại khăn xếp này thì chỉ có Việt Nam mới có, và cũng không giống với khăn xếp của những tôn giáo. Người Hán thì không có khăn xếp.

7. Thời trang của người Việt khác với Trung Hoa vì khí hậu nhiệt đới.
Người Việt ưa chuộng màu tối hơn làm thường phục. Thời Lý, người Việt mặc Hán phục kiểu Tống với cổ áo chéo. Thời Trần, người Việt mặc áo cổ tròn Viên Lĩnh Bào, ngoại trừ việc không có thắt lưng và đàn ông thì mặc quần chíp ngắn thay vì mặc quần dài. Thời Lê, kiểu Changao cổ chéo lại được ưa chuộng hơn nhưng lại không vén vạt áo, và phần cổ áo thì để khá rộng và thoải mái vì khí hậu nóng, để lộ phần trên của đồ lót và ngực.




Điều đó không có nghĩa là người Việt thích khoe mình, họ lại là những người kín đáo nhất ở Đông Nam Á, và áo Yếm che đi tất cả những thứ cần được che. Trang phục của người Hán thì đều chạm đến cổ. Thời Nguyễn, Việt Namdu nhập phong cách cao cổ của nhà Minh nhưng cổ áo thì thấp hơn kha khá, họ đều mặc quần dài, và đều ưa chuộng tay áo bó sát. Thời thuộc địa Pháp, tranh phục này trở thành Áo Dài và được bó lại ở eo. Áo dài không giống Xường Xám (Qipao) ngoại trừ chúng được ra đời vào cùng thời điểm, mang hơi hướng bó sát của phương Tây.

8. Người Việt dùng nhiều loại phương tiện khác nhau.
Bao gồm cả voi, võng (ngoại trừ Hoàng tộc). Người Việt dùng sập và đặt đồ ăn lên mâm trước khi ăn.


Phương tiện đi lại của người Việt bao gồm cả võng.


Sập được sử dụng trong nhiều triều đại


Người Việt thường đặt đồ ăn lên mâm trước khi ăn.

9. Ẩm thực Việt là độc nhất, là sự kết hợp của Việt Nam, Trung Quốc và Pháp.
Nước mắm cũng rất đặc biệt, và Phở thì lại là sự kết hợp của 3 yếu tố trên. Ẩm thực cung đình Huế cũng rất giàu có và tinh tế.



10. Người Trung Hoa không thể đọc được chữ viết của người Việt.
Chữ Nôm được sáng tạo để ghi lại những âm của người Việt, được sử dụng cùng với Hán Tự vì có rất nhiều từ mượn tiếng Hoa (như tiếng Nhật hay tiếng Triều Tiên). Chữ Quốc Ngữ sau đó xuất hiện và thay thế chữ Nôm.


11. Đấu Củng (Trans: Đấu Củng (dougong 斗拱).
Là kết cấu chịu lực đỡ mái thường thấy trong kiến trúc Trung, Hàn, Nhật, tuy nhiên trong các kết cấu Việt từ thời Lê Trung Hưng (đa phần thế kỷ thứ 18, 19) phần lớn đều ko thấy.) đã được thay thế bởi Bảy / Kẻ từ thời Lê Trung Hưng.


12. Tín ngưỡng bản địa của người Việt rất đa dạng và mẫu quyền.
Tín ngưỡng phổ biến nhất là Đạo Mẫu, thờ phụng hàng trăm vị thần và nữ thần. Mặc dù có những nam thần, nhưng số lượng nữ thần thì lại nhiều hơn đáng kể, có quyền uy mạnh mẽ, và tối cao.


13. Người Việt có rất nhiều những vũ khí độc nhất.
Nhà Minh của Trung Hoa từng mua rất nhiều vũ khí của Việt Nam, nổi tiếng với việc được trang trí tinh xảo, và vũ khí của quý tộc thì thường được dát vàng, bạc, và khảm ngọc.


14. Người Việt có những họa tiết đặc trưng độc đáo.
Trong số đó nổi bật có họa tiết Phượng Hoàng, thời lê Trung Hưng mà người Trung Quốc không hề có.


15. Văn hóa gốc của Việt Namchính là văn hóa Đông Sơn.
Một trong những văn hóa của các bộ lạc Bách Việt. Các tộc Bách Việt đã bị đồng hóa bởi Trung Hoa đã từng có nền văn hóa giống với Việt Namcổ đại vì có chung nguồn gốc.


Cảm ơn mọi người đã đọc !!!

Hi vọng qua bài viết này các bạn nắm phần nào lịch sử Việt Nam, bài viết có hình ảnh minh họa đầy đủ nên mình tin chắc rằng rất dễ hiểu với anh em. Cảm ơn những anh em đã đọc hết bài viết này, nếu anh em đã bỏ thời gian đọc hết bài viết hay để lại 1 comment nhé!

Nguồn: https://sharengay.com/ban-luan-chu-de-viet-nam-co-van-hoa-rieng-khong/
Từ khóa tìm kiếm: văn hóa việt nam hiện nay, văn hóa việt nam xưa và nay, nét đặc trưng của văn hóa việt nam, đặc điểm văn hóa việt nam, lịch sử văn hoá việt nam, hình ảnh văn hóa việt nam, đặc trưng văn hóa truyền thống việt nam, vhvn tv, bolsa tv, video văn hóa việt nam, đặc trưng văn hóa việt nam, youtube vhvn tv, kbchn, nvtd tv, văn hóa con người việt nam
THANHCADU.COM

https://me.momo.vn/khong

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn