Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Review


Suốt hàng ngàn năm, các nhà tu hành sống trên đỉnh núi, ẩn sĩ, thủy thủ, hay những nhà thám hiểm trên đường hồi hương, đã tin rằng câu trả lời cho nhiều huyền bí của cuộc sống có thể tìm thấy trong thinh lặng. Bạn dong buồm băng ra biển khơi, nhưng khi quay trở về biết đâu bạn lại khám phá điều mà bạn luôn tìm kiếm thực ra nằm ở bản thân mình.

Thinh lặng không phải là sự từ khước cuộc sống mà là cách giúp chúng ta trải nghiệm mọi thứ được trọn vẹn và sâu sắc hơn.

Điều mà bạn luôn tìm kiếm thực ra nằm ở bản thân mình Ảnh: Internet
“Thật là dễ dàng để nghĩ rằng thinh lặng là quay lưng lại với thế giới. Nhưng với tôi thì ngược lại, thinh lặng chính là mở lòng ra với thế giới, trân quý và yêu cuộc sống nhiều hơn” - Erling Kagge.

Erling Kagge là một người có thể được xem là vẹn toàn, với vai trò chính trị gia, triết gia, luật sư, nhà sưu tầm nghệ thuật, ông còn là đại sứ của Rolex, nhưng bên dưới tất cả những danh hiệu đó là một Erling bình dị đã tìm thấy được cái thinh lặng nội tại giữa dải băng trắng xóa ở tiệm cận 2 cực giới hạn của thế giới.

Erling Kagge nổi tiếng vì thành tích mà chưa con người nào trong lịch sử từng thành tựu được. Trong những năm của thập niên 90, ông đã có một hành trình dài đi tới Bắc Cực, Nam Cực, và chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới Everest, bằng chân, không thiết bị hỗ trợ và không phương tiện liên lạc.

Ông tìm thấy ở những vùng đất cao và xa của thế giới ấy, không phải là cảm giác về sự thành công, sự chinh phục để thỏa mãn cái tôi hiếu kì trong mình, mà là con đường ông đến với Thinh Lặng, để tìm thấy một Erling Kagge ở trong sâu thẳm nội tâm mình.

Thành tựu gần nhất của Erling là cuốn sách Silence in the Age of Noise (được First News chuyển ngữ tựa đề qua tiếng Việt bằng một câu thơ “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm) ghi chép về chuyến du hành của ông đến những sự khoan khoái giản dị nhất nhưng đa phần chúng ta vẫn chẳng sao đạt được.

Trong cuốn sách “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” nội dung xoay quanh ba câu hỏi: “Tĩnh lặng thực sự là gì? Chúng ta có thể tìm thấy sự tĩnh lặng ở đâu? Và sự tĩnh lặng có thể mang đến những chuyển biến tích cực như thế nào?”

Là một người đi nhiều và từng đặt chân tới những vùng đất khắc nghiệt, hơn ai hết, nhà thám hiểm người Na Uy Erling Kagge hiểu giá trị của sự thinh lặng rút ra sau mỗi chuyến đi. Ông nhận ra chân lý: Bí mật của thế gian được chôn giấu bên trong thinh lặng.

Với Erling Kagge, sự thinh lặng mà ông tìm kiếm chính là cái ngự ở bên trong, lúc nào nó cũng hiện diện, kể cả khi chúng ta bị vây quanh bởi tiếng ồn thường trực.

Bản thân tiếng ồn luôn khiến chúng ta khó chịu dù chúng mang hình thái của âm thanh, hình ảnh hay suy nghĩ đối lập từ người khác. Chính cảm giác tiêu cực ấy khiến chúng ta đánh mất dần bản thân và đến lúc nào đó cần tìm đến thinh lặng.

Erling Kagge không xem thinh lặng là sự từ khước cuộc sống hay chứa đựng yếu tố tâm linh, mà nó là tài nguyên thực tiễn giúp con người sống một cuộc sống đong đầy hơn. Hay nói đơn giản, thinh lặng là một cách trải nghiệm cuộc sống sâu sắc hơn so với việc mở truyền hình hay xem tin tức.

Ông đã dùng đôi chân mình để đi và khám phá ra thinh lặng. Nhưng sau nhiều cuộc hành trình không mỏi mệt ấy, ông nhận ra rằng hoàn toàn có thể tìm đến thinh lặng ở bất cứ đâu. Bạn không nhất thiết phải đến Sri Lanka để tìm những phút giây thinh lặng trong khi có thể thưởng thức chúng ngay trong bồn tắm nhà mình.

Chúng cũng có thể xuất hiện trong giây phút bạn mải miết dõi theo đường chân trời, nghiền ngẫm dải rêu xanh trên tảng đá, hay chỉ là ánh nhìn trìu mến với đứa trẻ đang bồng trên tay. “Thinh lặng nằm ở cách bạn khám phá trở lại, thông qua sự ngưng đọng, tìm những thứ mang lại niềm vui cho bản thân”, ông chia sẻ.

Thực ra, thinh lặng nằm ẩn mình dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng sự thinh lặng lý thú nhất luôn xuất phát từ bên trong bạn. Đó là loại thinh lặng do chúng ta tạo nên.

Một cảm giác tĩnh-mịch đến sâu sắc, không một chút vướng bận nhưng tràn đầy sự thấu hiểu và thông tuệ. Ông trân trọng cái cảm xúc ấy, cái cảm xúc ông chưa từng tìm thấy ở bất cứ đâu trong cái thế giới phồn hoa với các thiết bị công nghệ của cuộc sống hiện đại.

Bạn là người sẽ quyết định gật đầu đồng tình hay lắc đầu bác bỏ những lời lẽ ấy. Chẳng có gì sai trái khi ngồi quanh một chiếc bàn trang hoàng cho bữa tiệc và nhận ra rằng mình đã hoang phí cuộc sống quá nhiều. Rằng bạn chưa từng thật sự hiện diện hết mình. Rằng bạn đã sống gián tiếp cuộc sống của một kẻ khác.”

Khi chúng ta tiếp tục tìm kiếm “những trải nghiệm vui vẻ” của đời sống, thay vì dừng lại để hít một hơi thật sâu, đóng thế gian lại và dùng thời gian ấy để tận hưởng bản thân. Sự nghèo nàn ấy có thể không chỉ thiên về sự thiếu đi các trải nghiệm, mà chính sự thừa mứa sinh hoạt trong thế giới đô thị nhưng lặp đi lặp lại như việc ăn, ngủ, nghỉ, chơi cũng có thể tạo ra cảm giác nghèo nàn về tâm hồn chúng ta.

Hãy lưu ý rằng cái thinh lặng mà bạn đang trải qua khác với cái thinh lặng mà người khác trải qua. Ai cũng sở hữu sự thinh lặng của riêng mình.



Ông chia sẻ “Trong nền văn hóa Á Đông thì thinh lặng là một cái quan trọng hơn châu Âu rát nhiều. Nếu bạn nghe người Nhật nói chuyện với nhau, tôi cảm thấy sự im lặng giữa những lần họ cất tiếng cũng quan trọng không kém những gì được nói ra”.

Sự thinh lặng chính là bộ não đang hoạt động. Suy nghĩ. Nếu muốn tìm thấy sự an yên, trước hết bạn phải ngừng suy nghĩ. Không làm gì cả. Thinh lặng là một công cụ giúp chúng ta thoát khỏi thế gian xung quanh để đi vào chính mình. Nếu bạn có thể làm được, nó sẽ trở nên giống như một “thác nước bên trong bộ não”.

Trong cuốn sách Sách dày 187 trang này, ông cũng đã nhiều lần nhắc đến nhà khoa học kiêm triết gia Pháp Blaise Pascal (1623- 1662) với một câu nói nổi tiếng của ông: “Tất cả mọi vấn đề của nhân loại đều bắt nguồn từ việc con người không thể ngồi yên một mình trong phòng”.

Cuốn sách “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” không phải là một cuốn sách giáo điều, tràn lập những triết lý hàn lâm. Thay vào đó, cuốn sách là những lời chia sẻ giản dị, chân thành, chứa đựng những tâm tư, chiêm nghiệm của chính tác giả về sự thinh lặng trong hành trình đi đến những vùng cực, đến đỉnh núi cao nhất và cả quá trình đi tìm sự tĩnh lặng trong nhịp sống hối hả, hiện đại thường ngày.

Hãy hít một hơi thật sâu và khám phá thinh lặng theo cách riêng của mình, như những gì nhà thám hiểm Erling Kagge đã làm trong cuốn Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ.

Từ khóa tìm kiếm: review ta dai ta tim noi vang ve, review ta dai ta tim noi vang ve Erling Kagge, sách ta dai ta tim noi vang ve, ta dai ta tim noi vang ve prc ebook pdf, ta dai ta tim noi vang ve online, sach hay nhat 2019, mua sach ta dai ta tim noi vang ve
THANHCADU.COM

https://me.momo.vn/khong

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn