Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng [Review]


Đọc liền một mạch hết quyển “Mùa lá rụng trong vườn” tôi thấy nó thật tuyệt và quyết định viết bài review về quyển sách này.


Trước đây mình không hay tìm đọc các tác phẩm văn học kỳ cựu của Việt Nam (trừ những tác phẩm trong SGK), đơn giản là chưa đủ tuổi để cảm nhận và thẩm thấu hết giá trị. Thêm nữa, hồi đó cũng chưa có hứng với viết lách, thú vui đọc truyện chỉ đơn thuần là giải trí. Tuy nhiên bây giờ chắc do già cỗi rồi nên khi đọc không chỉ chú trọng nội dung mà từng câu chữ cũng khiến mình phải suy ngẫm.

Tại sao mình lại chọn tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong bạt ngàn tiểu thuyết hiện tại. Cũng chẳng có lý do gì cao siêu đâu, vì nhà văn sinh tại làng Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Về nội dung, “Mùa lá rụng trong vườn” lấy bối cảnh một gia đình truyền thống những năm 80, khi đất nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh gây ra những mặt tiêu cực, tích cực. “Đám cưới không có giấy giá thú” thì bản thân tiêu đề cũng nói lên rồi, là một cuộc hôn nhân gượng ép giữa trí thức và chính quyền. Cụ thể ra sao thì ai quan tâm hãy tự tìm hiểu.

Cái mình muốn nói ở đây là, nhiều người cho rằng văn của Ma Văn Kháng khô cứng, nhưng mình lại không nghĩ vậy. Văn của ông rất độc đáo, ngôn từ phong phú, từ những điều giản dị mang lại cái hồn cho mỗi câu chữ. Giở một trang bất kỳ trong cả cuốn sách dày, mình luôn bị hấp dẫn bởi những dòng văn đời thường, chân phương nhưng rất đẹp.




“Ở đây, mùa hè inh ỏi tiếng ve và lao xao vòm lá rậm ngọn gió đùa. Mùa đông cảm nhận được tiếng sương rơi và hơi gió lướt của tàu lá liệng rơi trên mặt đất.”

hay “Sân trường buồn tênh lá bàng héo và phượng lặng lẽ buông những cánh hoa tàn.
Im lặng chạy suốt các hàng hiên.
Tĩnh lặng chết chóc tỏa ra từ hai vệt giấy niêm phong trắng như vôi dán chéo qua các cửa ra vào các lớp học. Ve bật tiếng vì sợ hãi. Chỉ có tiếng rúc dè dặt của dế mèn, ngắn ngủi từng đợt giữa hoang vắng một ai khúc ly biệt.”

Bên cạnh đó, những màn giường chiếu mặn nồng của hai vợ chồng Tự hay những câu đối thoại “sử dụng tiếng lóng phố phường như một gã trai lêu lổng” khiến nhiều người cho rằng thô thiển. Có điều có thế do tư tưởng mình khá thoáng và hiện đại nên vẫn còn kín đáo, tế nhị chán so với những tác phẩm hiện giờ.

Đáng nói nhất những giá trị nhân văn, văn hóa được thể hiện qua các triết lý mà mình đọc cứ phải trầm trồ trong đầu sao mà chí lí thế.

“Từ ngữ có giá trị tự thân và cùng với chúng là giọng nói”

“Cái giỏi của người thầy, muốn được người đời công nhận, phải vượt qua hai lần khó.”

Hay những trăn trở về thói đời, về sự tiêu cực thực tại ở xã hội bấy giờ, cho thấy một cái nhìn lớn, bao quát rộng khắp. Chỉ bằng một vài dòng đã nêu lên hết thực trạng của cái xã hội nhân tài bị vùi dập.

“Trong xã hội ấy, kẻ nào có cá tính, có bản lĩnh độc lập sẽ là lạc loài, hoặc bị vấp váp, tiêu vong, hoặc phải mài mòn mình để hòa hợp. Xã hội đề cao con người thuần, chứ không phải con người có trí tuệ, tài năng, phẩm chất. Đại thần trước hết là quan trung nghĩa, chứ không phải quan có tài.”

Còn cách miêu tả nội tâm thực sự chạm tới trái tim người đọc. Điều đặc biệt mà mình để ý là, từ ngữ và hình ảnh miêu tả trong truyện đa dạng và phong phú đến nỗi muốn tìm ra một hình ảnh trùng lặp dường như không thể. Thêm nữa, có những từ ngữ mà đến bây giờ chẳng mấy khi có thể gặp ở các tác phẩm hiện giờ. Ví dụ như “tiếng phụ nữ xoe xóe”, “nhúc nhắc tay chân”, “xong xóc mắng”, “cách nói đay đả”, “cươi nhỏn nhẻn”, “lúi xùi”, “mô phạm”, “cãi nhau í ỏm”, “hào hển kêu”, “chữ viết thiên thẹo mẹo dậu” …

Tóm lại, ai muốn nâng cao trình độ và khẩu vị thì nên đọc những tác phẩm lớn như này.

Chuyện bên lề:

Mình thì ko phải dạng chăm chỉ đến mức phải ngồi bày tỏ cảm xúc về một tác phẩm để lại dấu ấn. Hôm nay “đốc chứng”, lại nghĩ về những mâu thuẫn giữa các tác giả trẻ hiện giờ, về sự thuần Việt ấy mà. Thực sự thì không hiểu các bạn trẻ bây giờ tư tưởng nó ra làm sao, các bạn muốn đọc những tác phẩm thuần Việt, cơ mà lại tìm đến những truyện các bạn cho là không thuần Việt để đọc, cách nhìn nhận và suy nghĩ cũng mang hơi hướm hướng ngoại, tư tưởng người Việt thì rất ít, cái nhìn hạn hẹp bó gọn trong suy nghĩ cá nhân.

Có nhiều người rất thích ném đá các tác giả mà tuổi đời còn rất nhỏ, trong số đó có người lớn tuổi hơn các em. Mình không hiểu làm thế để làm gì khi mà số phận nền văn học nước nhà phụ thuộc phần lớn vào người đón nhận nó. Viết văn là một việc vô cùng khó, đòi hỏi sự trải nghiệm lớn, thậm chí có sắp gần đất xa trời mới tạo ra được tác phẩm để đời. Đòi hỏi những thứ vượt quá tầm tuổi của một người liệu có cần thiết? Cũng như hồi nhỏ thích đọc truyện tranh, lớn lên thích đọc truyện chữ, già rồi thích nghe cải lương vậy đó.

Địa chỉ mua sách ở đâu?




Nói dài dòng vậy, thực ra cũng chỉ là một trong số những thói đời Lại nhớ đến bài “Chê” của giáo sư Cù Trọng Xoay rồi.

Nguồn: https://tieudieutientu.wordpress.com/2014/06/10/suu-tam-mua-la-rung-trong-vuon-ma-van-khang/
Từ khóa tìm kiếm: ý nghĩa nhan đề mùa lá rụng trong vườn, mùa lá rụng trong vườn nội dung và nghệ thuật, mùa lá rụng trong vườn giáo án, mùa lá rụng trong vườn phim, bài học rút ra từ mùa lá rụng trong vườn, nghe đọc truyện mùa lá rụng trong vườn, mùa lá rụng trong vườn pdf, ý nghĩa mùa lá rụng trong vườn
THANHCADU.COM

https://me.momo.vn/khong

*

إرسال تعليق (0)
أحدث أقدم